PVLC Tuần Thứ Bốn Mùa Chay Năm B

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Vì Mùa Chay là thời điểm cùng với Giáo Hội chúng ta dọn mừng và cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô,

bởi thế, PVLC trong suốt Mùa Chay, đặc biệt là PVLC Chúa Nhật, đều bao gồm và chất chứa tính chất Vượt Qua chính yếu tột đỉnh này.

PVLC Chúa Nhật 1 về Chúa Kitô chay tịnh ám chỉ cuộc khổ giá của Người và Chúa Nhật 2 về Chúa Kitô biến hình ám chỉ cuộc phục sinh của Người,

2 Chúa Nhật mở đầu Mùa Chay, trong 5 Chúa Nhật, như thế đã thực sự hướng về Mầu Nhiệm Vượt Qua và chất chứa ý nghĩa biến cố Vượt Qua.

PVLC Chúa Nhật 3 liên quan đến chính lời tiên báo của Chúa Kitô về cuộc Vượt Qua của Người như một Dấu Lạ Đền Th.

PVLC Chúa Nhật 4 liên quan đến cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô ở chỗ nào, nếu không phải yếu tố bất khả thiếu là Đức Tin Cứu Độ trước Dấu Lạ Đền Thờ.

Thật vậy, bắt đầu từ tuần thứ 4 cho tới hết tuần thứ 5 Mùa Chay,

qua các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc, bao gồm cả từng ngày trong tuần, càng cho thấy yếu tố đức tin cứu độ nơi dân Do Thái bấy giờ,

một đức tin cứu độ ở nơi nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét họ không thể nào chấp nhận theo quan điểm và lòng mong ước Vị Thiên Sai kiểu trần tục của họ,

đến độ, như các bài Phúc Âm của Thánh Gioan trong 2 tuần này cho thấy, Chúa Kitô càng chứng thực về Người lại càng làm cho thẩm quyển Do Thái giáo vấp phạm.

Với đức tin cứu độ của mình là Kitô hữu cùng với tâm tình nguyện cầu cho dân Do Thái sớm nhận biết Đấng Thiên Sai của họ chính là Đấng Cứu Thế của mọi dân nước

là chính nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét đã bị họ lên án tử, chúng ta cùng nhau hiệp thông cử hành PVLC Tuần IV Mùa Chay ở những đường links kết nối tùy nghi dưới đây:

bé tĩnh

Tuần 4

(xin bấm vào đường link nối kết trên đây để theo dõi PVLC
suốt tuần kèm theo bài chia sẻ và hạnh thánh trong tuần)

Chúa Nhật: Đức Tin Cứu Độ 

https://youtube.com/live/jnKwnWj4J0E

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTin.CNIVMC-B.mp3 / 

https://youtu.be/38JyIMXGDj0

MC.CNIV-B.mp3 / https://youtu.be/jbCUxxgGaVE 

  https://youtu.be/l3VCwoqIlaY(TV Show)

MC.IV-2.mp3

MC.IV-3.mp3

MC.IV-4.mp3 

MC.IV-5.mp3

MC.IV-6.mp3

MC.IV-7.mp3

 




Suy Nghiệm Lời Chúa

Phụng vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật 4 Mùa Chay Năm B hôm nay được phản ánh nơi cảm nhận đầy xác tín của Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại trong bài đọc 2 (Êphêsô 2:4-10) sau đây:
"Thiên Chúa là Ðấng giàu lòng từ bi, vì lòng yêu thương cao cả mà Người đã yêu thương chúng ta, đến nỗi khi tội lỗi làm cho chúng ta phải chết, thì Người làm cho chúng ta sống lại trong Ðức Kitô, nhờ ơn Ngài mà chúng ta được cứu rỗi; Người đã cho chúng ta được cùng chung sống lại và đồng ngự trị trên nước trời trong Ðức Giêsu Kitô, để tỏ cho hậu thế được thấy sự phong phú dồi dào của ơn Chúa mà lòng nhân lành Chúa đã ban cho chúng ta trong Ðức Giêsu Kitô".
Đúng thể, hai yếu tố Thiên Chúa nhân từ và con người tội lỗi đã gặp nhau ở phụng vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm B này, nhưng tình thương bao la của Thiên Chúa đã thắng vượt tội lỗi và cứu chuộc nhân loại. Như trong bài đọc 1 (2Niên Ký 36:14-16,19-23) đã nhận định về tình trạng càng ngày càng tội lỗi của dân Chúa đến độ họ bị đi đầy sang Babylon, nhưng Chúa vẫn thương mang họ về lại đất hứa sau thời gian 70 năm đúng như lời Ngài đã phán qua tiên tri Giêrêmia. 
"Trong những ngày ấy, tất cả những đầu mục tư tế và dân chúng đều bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của các dân ngoại. Họ làm dơ bẩn đền thờ Chúa đã được Chúa thánh hoá tại Giêrusalem... Cơn thịnh nộ của Chúa đã đổ lên dân Người... Quân thù đã đốt đền thờ Chúa, phá huỷ tường thành Giêrusalem, phóng hoả tất cả các lâu đài và thiêu huỷ mọi đồ vật quý giá. Nếu có ai thoát khỏi lưỡi gươm, thì bị dẫn về Babylon để làm nô lệ nhà vua và con cái vua, cho đến thời vua nước Ba-tư thống trị.."
"Năm thứ nhất triều đại Cyrô, vua xứ Ba-tư, để lời Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia phán trước được thực hiện, thì Chúa thúc đẩy tâm hồn hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, nhà vua ra lệnh truyền rao khắp đất nước, và ban chiếu chỉ rằng: 'Ðây hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư tuyên bố: Chúa là Thiên Chúa trời đất đã ban cho trẫm mọi nước trên mặt đất, và chính Người đã ra lệnh cho trẫm xây cất cho Người một đền thờ ở Giêrusalem trong xứ Giuđa. Ai trong các ngươi thuộc về dân Chúa? Thiên Chúa sẽ ở với nó, và nó hãy tiến lên'".
Bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan (3:14-21) càng cho thấy rõ Thiên Chúa yêu thương nhân loại biết là dường nào. Ở chỗ:
"Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt". 
Thật vậy, Thiên Chúa ban Con Một của Ngài cho thế gian là để cứu thế gian chứ không phải để luận phạt thế gian. Thế nhưng, để được cứu, hay để lãnh nhận ơn cứu độ con người phải tin vào Con của Ngài, phải chấp nhận Con của Ngài, phải nhận biết Con của Ngài. Đó là lý do Thánh Phaolô, cũng trong bài đọc hai đã khẳng định nguyên tắc cứu độ như sau: "Vì chưng, bởi ơn Chúa, anh em được cứu rỗi nhờ đức tin. Ðiều đó không phải do anh em, vì đó là ân huệ của Chúa; cũng không phải do việc làm, để không ai được tự phụ".
Đối với thành phần không tin Con của Ngài, không chấp nhận và nhận biết Con của Ngài thì tự họ luận phạt họ, như Chúa Kitô khẳng định trong bài Phúc Âm như sau: "Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa; và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian, và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa".
Theo tiến trình phụng vụ Lời Chúa từ Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay cho tới nay thì nếu Chúa Nhật tuần thứ 1 về một Chúa Kitô chay tịnh 40 đêm ngày trong hoang địa và bị ma quỉ cám dỗ, ám chỉ Người sẽ đạp nát đầu rắn quỉ (xem Khởi Nguyên 3:15) bằng cuộc tử giá của Người, Chúa Nhật tuần thứ 2 về một Chúa Kitô biến hình, ám chỉ cuộc phục sinh vinh hiển của Người, hoàn toàn chiến thắng tội lỗi và sự chết, và Chúa Nhật thứ 3 về một Chúa Kitô như một đền thờ của Thiên Chúa bị bàn tay con người phá hủy bằng cách sát hại nhưng Người đã dựng lại nội trong 3 ngày, ám chỉ đến mầu nhiệm vượt qua từ sự chết (bị phá hủy) đến sự sống (dựng lại) của Người, thì Chúa Nhật thứ 4 cũng chất chứa mầu nhiệm vượt qua như vậy, ở chỗ: 
"Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào (để chữa lành cho những ai bị rắn cắn mà nhìn lên nó - xem Dân Số 21:4-9, và loài người cũng bị rắn quỉ cắn trong địa đường nên cũng phải nhìn lên Đấng bị tử giá), thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy (khổ nạn và tử giá), để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị hủy diệt, nhưng được sống đời đời (phục sinh)". 
Vấn đề được đặt ra ở đây là chẳng lẽ con rắn là loài độc hại lại ám chỉ Chúa Kitô cứu độ hay sao? Nếu đọc kỹ chúng ta thấy Lời Chúa Giêsu chỉ so sánh hình ảnh "treo lên" mà thôi, của con rắn và của Người. Con rắn bị "treo lên" ở một cây cột thẳng đứng (pole), còn Chúa Giêsu bị treo lên ở cây thập tự giá (cross), hoàn toàn khác nhau giữa cây cột và cây thập giá. Chỉ có hình ảnh "treo lên" là giống nhau thôi. Thế nhưng, hình ảnh "treo lên" của con rắn ám chỉ hình ảnh "treo lên" của Đấng đến "để tiêu diệt công việc của ma quỉ" (1Gioan 3:8) là tội lỗi và sự chết do hắn gây ra cho chính mình (xem Khải Huyền 12:1-9) cũng như cho con người ngay từ ban đầu (xem Khởi Nguyên 3:1-7), bởi thế hình ảnh "treo lên" của con rắn ám chỉ nó bị tiêu diệt bởi sự kiện "treo lên" của Chúa Cứu Thế.
Tóm lại, qua phụng vụ lời Chúa trong Mùa Chay nói chung và Chúa Nhật IV nói riêng, Giáo Hội muốn tỏ cho con cái của mình chẳng những một Chúa Kitô vượt qua để thấy được Đấng đã sai Người là Cha trên trời vô cùng yêu thương nhân loại, đến độ lợi dụng chính tội lỗi của con người để tỏ lòng thương con người, mà còn nhờ đó cảm nghiệm được tình thương bao la vô cùng bất tận của Thiên Chúa và tin vào Con của Ngài là tất cả mạc khải thần linh của Ngài và về Ngài, là hiện thân sống động cho tình thương của Ngài đối với nhân loại tội lỗi không thể tự độ hay cứu mình và vô cùng hèn hạ khốn nạn bất xứng chỉ đáng bị trừng phạt đời đời mà thôi! Chính vì con người không thể tự cứu mình, mà là được Thiên Chúa cứu, mà họ phải tin vào Ngài nơi Người Con khổ giá của Ngài mới được cứu độ, một đức tin bất khuất và bền đỗ đến cùng, bất chấp mọi cám dỗ và gian nan.
Đúng thế, trong chính những gian nan khốn khó và bị đọa đẩy bởi chính tội lỗi của mình, những gian nan khốn khó và đọa đầy bất đắc dĩ Thiên Chúa muốn sử dụng như "gậy ông đập lưng ông" để đánh động con người tội lỗi đáng thương, và cuối cùng để cứu độ con người một khi nhờ đó họ bừng tỉnh mà trở về với Ngài, như tâm tình của dân Chúa khi bị đi đầy ở Babylon trong Bài Đáp Ca hôm nay: 
1) Trên bờ sông Babylon, chúng tôi ngồi khóc nức nở, khi tưởng nhớ đến núi Sion. Trên những cây dương liễu miền đó, chúng tôi treo các cây lục huyền cầm của chúng tôi.
2) Vì nơi này, quân canh ngục đòi chúng tôi vui vẻ hát lên. Họ giục chúng tôi rằng: "Hãy vui mừng; hãy hát cho chúng ta nghe điệu ca Sion!".
3) Lẽ nào chúng tôi ca hát ngợi khen Thiên Chúa trên đất khách quê người? Hỡi Giêrusalem, nếu tôi lại quên ngươi, thì cánh tay tôi sẽ bị khô đét.
4) Lưỡi tôi dính vào cuống họng, nếu tôi không nhớ đến ngươi. Nếu tôi không đặt Giêrusalem trên tất cả mọi niềm vui thoả.
Chúa Giêsu với Chị  Thánh Faustina, được chị ghi lại trong Nhật Ký của chị ở khoản 1728 như sau:
“Cha xót thương theo đuổi các tội nhân dọc suốt con đường họ đi, và Trái Tim Cha hoan hỉ khi họ trở về với Cha…
Cha luôn luôn chờ đợi họ, chú ý lắng nghe tiếng đập của con tim họ..., xem khi nào nó sẽ đập nhịp sống cho Cha?
Cha đang nói với họ qua nỗi ray rứt của lương tâm họ,
qua những thất bại và khổ đau của họ,
qua những giông tố bão bùng,
qua tiếng nói của Giáo Hội"